Loa thùng hiện nay đang được sử dụng rất phổ biến trên thị trường Việt Nam. Nhiều gia đình họ cũng lựa chọn loa thùng, là thiết bị âm thanh, phục vụ nhu cầu giải trí và hát karaoke mỗi ngày. Nhưng trái với vẻ ngoài, cấu tạo của loa thùng rất phức tạp bởi sự nối lắp của nhiều linh phụ kiện khác nhau. Hãy cùng Bình Minh Digital tìm hiểu cấu tạo chính của chiếc loa thùng nhé.
1. Thùng loa
Thùng loa làm nhiệm vụ chính là chứa tất cả các bộ phận chính của một hệ thống loa. Thùng loa có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như nhựa tổng hợp, thép không gỉ, gỗ…và có hình dạng như một chiếc hộp hoặc thùng lớn,có không gian rỗng bên trong. Có một điều cần biết là độ dày mỏng của thùng cũng ảnh hưởng khá lớn tới chất lượng âm thanh của loa.
Các thùng loa làm từ gỗ và có độ dày tương đối đều mang lại khả năng giảm rung và chất âm cực tốt, và đương nhiên giá thành của chúng cũng không rẻ. Để giảm thiểu chi phí, các nhà sản xuất đôi khi cũng sử dụng loại gỗ ép MDF ở các loa tầm trung và rẻ tiền.
>>>Nộ dung khác: Loa Harman Kardon
2. Drive
Drive là phần quan trọng nhất, nếu thiếu nó thì những chiếc loa sẽ không thể nào phát ra âm thanh được. Nhiệm vụ chính của drive là nhận tín hiệu điện vào và chuyển đổi thành sóng âm thanh, thông qua màng loa để truyền tải tới người nghe. Trên thực tế, để thể hiện âm thanh tốt nhất, drive lại được chia thành nhiều loại khác nhau để phù hợp với từng dải tần âm thanh khác nhau:
+ Drive tần số cao (High frequency): dùng để thể hiện những âm cao. Kích cỡ khoảng 1 inch và làm từ những chất liệu mềm như lụa, sợi tổng hợp….
+ Drive tần trung: để thể hiện tốt các âm tần mà con người thường hay nghe thấy nhiều nhất, ví dụ như lời thoại nhân vật trong phim. Chất liệu cấu thành loại này rất đa dạng về giá thành, chủng loại và mẫu mã.
+ Drive siêu trầm: thể hiện những âm tần siêu trầm, tạo tiếng Bass tốt nhất có thể. Đó có thể là những tiếng rền vang của tiếng súng trong phim, hay tiếng trầm của những bản nhạc nhẹ kinh điển.
+ Drive toàn dải: xuất hiện ở các loa toàn dải cho khả năng thể hiện một lúc cả ba âm tần cao – trung – trầm khác nhau. Hoặc có khi là loại thể hiện hai dải tần cao và trung, đi kèm với một loa siêu trầm riêng bên cạnh.
3. Lỗ dội âm
Lỗ dội âm được các nhà sản xuất thiết kế thêm để làm tăng thêm khả năng thể hiện âm thanh ở dải tần số thấp. Một loa thùng có thể có 1 hoặc nhiều lỗ dội âm khác nhau, có thể được bố trí ở mặt trước hoặc mặt sau của loa.
4. Mạch phân tần
Mạch phân tần có nhiệm vụ tách các kênh tín hiệu thành những dải tần số âm thanh khác nhau để tương ứng với từng loa: dải tần cao cho loa treble, dải tần trung cho loa mid và dải tần thấp cho loa sub. Điều quan trọng là các mạch phân tần phải làm việc sao cho các tín hiệu được chia tách rõ ràng, không có sự chồng chéo âm thanh giữa các loa khi hoạt động.
5. Jack dây nối
Với những chiếc loa thì các cổng cắm dây nối rất được chú ý bởi nếu đường truyền tín hiệu gặp trục trặc thì cả hệ thống coi như vô dụng. Ở các loa rẻ tiền, thường các jack cắm rất ít và không được thiết kế tốt bằng các loa đắt tiền.
6. Phụ kiện đi kèm
Dù là phụ kiện thì cũng có giá trị gián tiếp làm nên sự thành công của một chiếc loa. Những chân đế khử rung sẽ giúp loa vững và ổn định, trong khi các giá đỡ cũng hỗ trợ lắp đặt loa cố định vào bất cứ nơi nào người chơi muốn.
Với khá nhiều bộ phận và cấu tạo phức tạp, chiếc loa thùng sẽ trở thành một thiết bị âm thanh hoàn hảo phục vụ tốt cho nhu cầu tận hưởng của người chơi. Nếu thiếu bất kỳ phần nào thì khó có thể mang lại hiệu quả tuyệt đối.
Nguồn: https:/tincongnghe.net.vn/am-thanh/tim-hieu-cau-tao-cua-loa-thung.html
Nguồn: https:/tincongnghe.net.vn/am-thanh/tim-hieu-cau-tao-cua-loa-thung.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét